Top 6 # Xem Nhiều Nhất Phát Triển Đại Lý Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Aaaestheticclinic.com

Hệ Thống Bán Lẻ Là Gì? Cách Xây Dựng Và Phát Triển Đại Lý Bán Hàng * Mcg Management Consulting

Xây dựng hệ thống bán lẻ hiệu quả

Việc quản trị hoạt động hệ thống bán lẻ là hoạt động bao trùm toàn bộ hoạt động của tất cả các của cửa hàng bán lẻ, bao gồm 3 nội dung chính: Xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ; Tổ chức và quản lý hệ thống cửa hàng bán lẻ; Kiểm tra, đánh giá hệ thống cửa hàng bán lẻ.

Ngoài việc xây dựng tốt hệ thống cửa hàng bán lẻ theo 3 tiêu chí trên thì việc xây dựng và phát triển đại lý bán hàng cũng là con đường tốt nhất giúp doanh nghiệp đạt được thành công và gia tăng lợi nhận.

Cách xây dựng và phát triển đại lý bán hàng

Đại lý được hiểu là đơn vị trung gian, thay mặt cho doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ để thu hoa hồng. Các doanh nghiệp thường dùng kênh này vì họ cần sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các đại lý để tiếp cận được với thị trường một cách rộng rãi và hiệu quả hơn. Xây dựng đại lý bán hàng thành công chủ yếu dựa trên 2 yếu tố sau:

Lựa chọn đại lý:

Điều này giống như “chọn mặt gởi vàng”, do vậy các doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ trước khi quyết định. Liệu đại lý bạn chọn có khả năng điều hành kinh doanh với quy mô của doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, hoặc họ có thể đáp ứng được các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp không? Đồng thời nên tổ chức buổi phỏng vấn các ứng cử viên càng nhiều càng tốt. Đó là cách bảo đảm rằng họ thực sự cam kết làm việc thay mặt cho doanh nghiệp bán các mặt hàng và dịch vụ một cách hiệu quả và “có tâm” hơn.

Quản lý đại lý:

Lựa chọn một đại lý bán hàng tốt, sẽ giúp các nhà quản trị thực hiện thành công kế hoạch phát triển hệ thống bán hàng, phát triển đại lý bán hàng hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần phải dành thời gian để quản lý mối quan hệ với các đại lý và tận dụng tối đa mối quan hệ này bằng cách: duy trì liên hệ thường xuyên, lập lịch và quyết định cách thức liên lạc như email, điện thoại, thư tay và gặp trực tiếp. Bên cạnh đó, cũng cần lưu trữ mọi thông tin trong các báo cáo chi tiết về doanh số đạt được, tỉ lệ lãi và hoa hồng trả cho đại lý. Và tất cả các ghi chép về mối quan hệ này cần được lưu trữ trong một hồ sơ riêng để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

Nhà phân phối, các đại lý hay trung tâm bán lẻ trực tiếp… có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi nhà sản xuất, nhằm đưa sản phẩm của họ đến với khách hàng. Nó cách khác, đó chính là những “bàn tay nối dài” của nhà sản xuất để đưa sản phẩm vào thị trường cũng như đến với người tiêu thụ hiệu quả hơn.

editor

Thông Báo Phát Triển Hệ Thống Đại Lý

Điện thoại: (024) 378 22 378/79/80; Website: chúng tôi

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại D&T Việt Nam trân trọng thông báo tiến hành phát triển Hệ thống đại lý phân phối Xe máy điện Honda trên toàn quốc.

Hệ thống Đại lý phân phối Xe máy điện Honda sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn nhận diện thương hiệu của Wuyang Honda chính hãng, kênh phân phối này sẽ mang tới cho khách hàng những sản phẩm chất lượng vượt trội của Honda cùng nhiều trải nghiệm dịch vụ tiện ích.

Các doanh nghiệp muốn hợp tác mở Đại lý phân phối xe máy điện Honda sẽ phải đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về địa điểm, mặt bằng và năng lực kinh doanh.

Về địa điểm: Cửa hàng Đại lý phải nằm trên các tuyến đường, phố lớn là trục giao thông chính thuộc trung tâm hoặc cửa ngõ của Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện có mật độ dân cư cao, thu nhập bình quân đầu người từ trung bình khá trở lên và nằm trong chiến lược phát triển hệ thống phân phối của D&T Việt Nam.

Về mặt bằng: Cửa hàng Đại lý phải có diện tích tối thiểu từ 100m2, mặt tiền rộng từ 8m trở lên.

Về năng lực kinh doanh: Đại lý phải có năng lực tài chính tốt, đảm bảo được cho việc đầu tư xây dựng, khai thác phát triển thị trường khu vực ổn định và lâu dài. Ưu tiên các Đại lý đã có kinh nghiệm kinh doanh trong cùng lĩnh vực.

Đơn đăng ký mở Đại lý phân phối Xe máy điện Honda (theo mẫu quy định).

Bản sao công chứng CMND hoặc hộ chiếu người đại diện.

Ảnh chân dung người đại diện (chụp theo kiểu CMT).

Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh của công ty & các chi nhánh (nếu có).

Ảnh chụp của các địa điểm kinh doanh hiện tại (bên trong và bên ngoài).

Báo cáo chi tiết doanh thu bán hàng, doanh thu từ dịch vụ, phụ tùng hoặc các hoạt động hậu mãi trong một năm gần nhất.

Thông tin về Mặt bằng địa điểm dự kiến làm Đại lý (vị trí, diện tích, sơ đồ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất..).

Đề xuất về tổng số vốn sẽ đầu tư làm Đại lý phân phối Xe máy điện Honda.

Hồ sơ hợp lệ gửi trực tiếp cho Đại diện của Công ty hoặc gửi theo đường bưu điện về địa chỉ sau:

Bộ phận Phát triển Đại lý – Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại D&T Việt Nam P.1905, Tầng 19, Tòa nhà Charmvit Tower, 117 phố Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI D&T VIỆT NAM

Phát Triển Đại Lý Hải Quan Tại Việt Nam

(VLR) Trong tiến trình cải cách và hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan VN đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó có việc thực hiện công tác đại lý hải quan (Customs brokers). Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan (gọi tắt là đại lý hải quan) được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ số 14/2011/NĐ-CP, ngày 16.2.2011 về việc Quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan, Thông tư số 80/2011/TT-BTC ngày 9.6.2011của Bộ Tài chính và hướng dẫn của các Cục Hải quan thực hiện Nghị định và Thông tư nói trên. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan VN cung cấp qua cơ quan tư vấn thì tính đến tháng 3.2013, Tổng cục đã cấp phép cho 195 đại lý hải quan có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Nghị định 14/2011/NĐ-CP và đã đào tạo cấp thẻ cho 267 nhân viên đại lý hải quan trong cả nước.

Điều 1 của Nghị định 14/2011/NĐ-CP quy định “Đại lý làm thủ tục hải quan là thương nhân thay mặt người có hàng hóa xuất, nhập khẩu (sau đây gọi chung là chủ hàng) thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan và thực hiện các công việc khác về thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng”. Trong thời gian quan, ngành Hải quan đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện Nghị định nói trên của Chính phủ, bước đầu đã hình thành đội ngũ đại lý hải quan, qua đó tạo thuận lợi cho công tác xuất nhập khẩu của nước ta, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

Về mặt pháp lý, việc cấp phép và điều chỉnh các hoạt động của đại lý hải quan đã được quy định rõ trong Nghị định số 14/2011/NĐ-CP và Thông tư số 80/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng như hướng dẫn của các Cục Hải quan thực hiện Nghị định và Thông tư nói trên. Tuy nhiên trong công tác thực tế còn nhiều việc phải cải tiến. Ví dụ, các DN cho rằng Hải quan chưa có ưu đãi cho các đại lý hải quan đã được cấp phép trong quá trình tiến hành công việc đại lý hải quan, vai trò của đại lý hải quan chưa được đề cao mặc dù trong Thông tư số 80/2011/TT-BTC, Điều 9, mục 2 đã nêu rõ các ưu tiên đối với đại lý hải quan, hay ví dụ trong Công văn hướng dẫn số 1800/HQHN-GSQL ngày 6.10.2011 của Cục Hải quan Hà Nội đã nêu rõ “Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc ưu tiên giải quyết trước về thủ tục hải quan tại tất cả các khâu đối với những tờ khai do đại lý hải quan làm thủ tục”. Hải quan còn dễ dàng trong việc chỉ định khai hải quan; chưa có biện pháp khuyến khích chủ hàng mạnh dạn giao cho đại lý hải quan làm thủ tục. Các DN cũng đề nghị ngành Hải quan cần có biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm thúc đẩy công tác đại lý hải quan cũng như đề cao tính pháp lý của đại lý hải quan trong thời gian tới. Tăng cường công tác đại lý làm thủ tục hải quan là thúc đẩy việc thuê ngoài (outsourcing) qua đó góp phần phát triển dịch vụ logistics thương mại của VN.

Ở các nước, đại lý hải quan có thể do các công ty giao nhận vận tải thuê hoặc là công ty con của họ thực hiện công việc đại lý hải quan. Thực tiễn ở các nước phát triển thành lập hiệp hội ngành nghề này đều gắn với hoạt động giao nhận vận tải. Ví dụ, Ở Australia có Hiệp hội Customs Brokers & Forwarders Council of Australia Inc. (Hiệp hội Đại lý Hải quan & Giao nhận vận tải Australia), ở Hoa Kỳ có Hiệp hội Customs Brokers & International Freight Forwarders Association of Washington State (Hiệp hội Đại lý Hải quan & Giao nhận vận tải quốc tế Bang Washington), Hiệp hội The National Customs Brokers & Forwarders Association of America, Inc. (Hiệp hội Đại lý Hải quan & Giao nhận vận tải quốc gia Hoa Kỳ). Hiện nay có khoảng 11.000 đại lý hải quan được cấp phép đang hoạt động ở Hoa Kỳ.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), tính đến tháng 3.2013 cả nước có 417 hiệp hội, trong đó có 20 hiệp hội ngành nghề, 100 hiệp hội quốc gia, còn lại 297 hiệp ở các địa phương. Trong 417 hiệp hội này không nhiều hiệp hội hoạt động có hiệu quả và hiệu lực như Hiệp hội Lương thực VN. Chính vì vậy cần xem xét kỹ lưỡng về mọi mặt trước khi đưa ra quyết định thành lập một hiệp hội đại lý hải quan riêng ở nước ta trong điều kiện hiện nay.

Các nhà kinh doanh xuất, nhập khẩu (chủ hàng) và các đại lý giao nhận vận tải, cung cấp dịch vụ logistics thương mại VN rất mong ngành Hải quan tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên để tạo thuận lợi cho việc phát triển Đại lý hải quan ở VN.

Đại Lý Bán Lẻ Là Gì ?

Hiện nay có rất nhiều tổ chức/cá nhân đang cung ứng dịch vụ bán lẻ nhằm cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng mà đại lý bán lẻ là một trong số đó. Việc tìm hiểu các quy định pháp lý cũng như đặc điểm của đại lý bán lẻ là điều cần thiết nhằm hiểu và phục vụ cho công việc trong trường hợp cần thiết. Trong bài viết này, sẽ cung cấp cho bạn các quy định và đặc điểm của loại hình đại lý bán lẻ.

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở bán lẻ như sau:

“8. Cơ sở bán lẻ là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.”

Như vậy, đại lý bán lẻ là một hình thức của cơ sở bán lẻ. Vì vậy, nó sẽ mang tất cả các đặc điểm của bán lẻ như sau:

Thứ nhất, khối lượng giao dịch của hoạt động bán lẻ qua một lần giao dịch/một khách hàng ở đại lý là nhỏ lẻ. Điều này tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa bán lẻ và bán buôn. Bởi vì, bán lẻ chủ yếu phục vụ cá nhân. Cho nên khối lượng hàng mua một lần là không lớn như các chủ thể của bán buôn.

Thứ hai, bán lẻ là một hoạt động đưa hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Thuật ngữ “người tiêu dùng cuối cùng” được hiểu là các chủ thể sử dụng tiền để trao đổi trực tiếp lấy giá trị sử dụng của sản phẩm. Hay theo cách định nghĩa của một số tài liệu quản trị, người tiêu dùng cuối cùng bao gồm tất cả những cá nhân mua hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Đặc điểm này dùng để phân biệt giữa thuật ngữ “người tiêu dùng cuối cùng” và thuật ngữ “người tiêu dùng trung gian”.

Thứ ba, khách hàng của đại lý bán lẻ không tập trung như các khách hàng của hình thức của bán buôn. Khách hàng của hình thức bán lẻ có đặc điểm là tản mạn và không tập trung ở một khu vực cố định.

Thứ tư, độ co giãn về giá của các khách hàng của các đại lý bán lẻ là khá lớn. Xuất phát từ thực tế, ở các đại lý bán lẻ có rất nhiều sản phẩm với mẫu mã khác nhau có thể thay thế cho nhau. Vì vậy, khi có sự tăng giá, khách hàng có thể lựa chọn các hàng hóa khác để thay thế.

Như vậy, có thể đi đến kết luận như sau: Đại lý bán lẻ là một loại hình của cơ sở bán lẻ nói chung theo quy định của pháp luật, vì đại lý bán lẻ là một hình thức có cung ứng dịch vụ bán lẻ cho người tiêu dùng. Đại lý bán lẻ mang những đặc điểm giống với các cơ sở bán lẻ khác như đã nêu trên.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.Hotline: 0902.990.954Email: infotuvanltl@gmail.com