Top 4 # Xem Nhiều Nhất Nhân Viên Đại Lý Là Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Aaaestheticclinic.com

Nhân Viên Đại Lý Thuế Là Gì?

Đại lý thuế là tổ chức kinh doanh dịch vụ về thuế; dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp về sổ sách, chứng từ và báo cáo thuế, nhân viên đại lý thuế phải có đủ các điều kiện sau:

– Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam

– “Nhân viên đại lý thuế” là người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp, làm việc cho đại lý thuế và hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

– Là thành viên sáng lập hoặc có hợp đồng lao động làm việc trong tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;

-Tại một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế tại một (01) đại lý thuế.

-Đại lý thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra.

Theo Điều 105 tại Luật Quản lý thuế sửa đổi được thông qua ngày 13/06/2019 tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV

+ Người được cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế phải có các tiêu chuẩn sau:

Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế từ ba mươi sáu(36) tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;

Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề đại lý thuế; kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề đại lý thuế gồm hai (02) môn thi: môn pháp luật thuế và môn kế toán.

+ Người có Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ kế toán viên do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định được cấp chứng chỉ hành nghề đại lý thuế mà không phải tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề đại lý thuế.

+ Người có chứng chỉ hành nghề đại lý thuế làm việc tại doanh nghiệp đại lý thuế gọi là nhân viên đại lý thuế. Nhân viên đại lý thuế phải tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.

+ Những người không được làm nhân viên đại lý thuế:

Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân;

Người đang bị cấm hành nghề đại lý thuế, kế toán, kiểm toán, theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về thuế, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn sáu (06) tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn một (01) năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác.

+ Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức thi, điều kiện miễn môn thi; thủ tục cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề đại lý thuế.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Thẻ Nhân Viên Tiếng Anh Là Gì? Dịch Từ “The Nhan Vien” Sang English

Thẻ nhân viên tiếng Anh là gì ? Chuyên viên trong tiếng Anh là gì?

Thẻ nhân viên tiếng Anh là gì ? Cách phiên dịch từ “the nhan vien” sang English. Mỗi công ty hay doanh nghiệp đều chọn cho mình 1 mẫu thẻ nhân viên để thể hiện tính chuyên nghiệp,thương hiệu hay là tấm vé để di chuyển trong công ty từ bộ phận này sang bộ phận khác.

Nhân viên trong tiếng anh thường được gọi là Staff hay Officer hoặc Employee.Gọi Chung chung nhân viên làm cho nhà nước: government worker.Làm cho nhà nước mà có chức vụ một chút: government officer Chung chung về một nhóm công nhân viên: Staff.

Nhân viên là một cá nhân đã được tuyển dụng bởi một người sử dụng lao động để làm một công việc cụ thể. Người lao động được thuê bởi người sử dụng lao động sau khi ứng dụng và quá trình phỏng vấn dẫn đến việc họ chọn làm nhân viên.

Thẻ nhân viên tiếng anh là gì ?

Thẻ nhân viên tiếng anh là name tag. Là một nhãn thể hiện tên và chức danh của người đeo. Tuy nhiên tùy mục đích sử dụng name tag được thiết kế khác nhau, chất liệu khác nhau, kích thước khác nhau

Tại Việt Nam, thẻ nhân viên thường thiết kế với kích thước thẻ 2cmx7cm, phù hợp với dáng người nhỏ. Tuy nhiên tại nước ngoài thẻ thường được thiết kế to hơn để phù hợp với vóc dáng to lớn.

Chuyên viên tiếng anh là gì ?

Chuyên viên phiên dịch sang tiếng Anh là Specialist hoặc Expert. Tùy theo ngữ cảnh mà chuyên viên được gọi tiếng anh là Specialist hoặc Expert.

Chuyên viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.

Từ vựng tiếng Anh trong quản lý nhân sự

Strategic human resource management (SHRM) : Chiến lược quản trị nhân sự

Collective agreement : Thỏa ước lao động tập thể

Labor law: Luật lao động

Corporate culture: Văn hóa doanh nghiệp

Organizational chart : Mô hình tổ chức.

Từ vựng vấn đề nhân sự tiếng Anh

Recruit: Tuyển dụng

Recruitment agency: Công ty tuyển dụng

Headhunt: Tuyển dụng nhân tài (săn đầu người)

Vacancy: Vị trí trống, cần tuyển mới

Background check: Việc xác minh thông tin về ứng viên

Job applicant: Người nộp đơn xin việc

Interview: Phỏng vấn

Candidate: Ứng viên

Job title: Chức danh

Hire: Thuê

Thời gian thử việc

Các kỹ năng tuyển dụng bằng tiếng Anh

Core competence: Kỹ năng cần thiết yêu cầu

Selection criteria: Các tiêu chí tuyển chọn

Soft skills: Kĩ năng mềm

Qualificatio: Năng lực, phẩm chất

Multitasking: Khả năng làm nhiều việc cùng một lúc (đa nhiệm)

Organizational skills: Khả năng tổ chức

Leadership: Khả năng dẫn dắt, lãnh đạo

Self-discipline: Tính kỷ luật (kỷ luật tự giác)

Perseverance: Sự kiên trì

Patience: Tính kiên nhẫn

Teamwork: Kỹ năng làm việc nhóm

Innovation: Sự đổi mới (mang tính thực tiễn)

Business sense: Am hiểu, có đầu óc kinh doanh

Enthusiasm: Sự hăng hái, nhiệt tình (với công việc)

Honesty: Tính trung thực

Creativity: Óc sáng tạo

Hồ sơ tuyển dụng bằng tiếng Anh

Competency profile: Hồ sơ kỹ năng

Job description: Bản mô tả công việc

Application form: Form mẫu thông tin nhân sự khi xin việc

Curriculum vitae: Sơ yếu lý lịch

Application letter: Thư xin việc

Medical certificate: Giấy khám sức khỏe

Criminal record: Lý lịch tư pháp

Diploma: Bằng cấp

Offer letter: Thư mời làm việc (sau khi phỏng vấn)

Ở nước ngoài, thị trường cạnh tranh rất gay gắt. Vì vậy, những hình thức có thể quảng bá thương hiệu đều được các công ty áp dụng một cách triệt để. Đối với một công ty nhân sự chỉ có 8-10 người, có thể bạn thấy thật điên rồ khi phải làm name tag cho nhân viên tuy nhiên chúng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một số lý do tại sao name tag rất quan trọng:

1: Name tag kết lối nhân viên với khách hàng. 2: Cơ hội cho khách hàng tiếp xúc với thương hiệu công ty 3: Giúp nhân viên cảm thấy được sự chuyên nghiệp và do đó được chuyên nghiệp. làm thẻ tên nam châm 4: Cho khách hàng thấy chức danh của nhân viên. 5: Giúp khách hàng không phải cố nhớ tên nhân viên. 6: Làm nhân viên phải trách nhiệm hơn trong công việc. 7: Dễ dàng theo dõi nhân viên. 8: Trông chuyên nghiệp.

Sử dụng thẻ nhân viên như thế nào để đúng đắn và hiệu quả.

Việc đeo thẻ đến công ty, doanh nghiệp như thế nào là đúng và thể hiện được tính chuyên nghiệp, nét văn hóa. Đại đa số nhân viên đều không thích đeo thẻ nhân viên khi làm việc vì gây vướng víu, bất tiện, ngứa ngáy… Đó là doanh nghiệp chưa biết chọn loại thẻ nhân viên phù hợp với nhân viên của mình. – Thẻ đeo nhân viên được đeo ngắn trước ngực quay mặt thông tin ra ngoài để các bộ phận an ninh kiểm tra, hoặc cài lên ngực trái ngay ngắn. Đeo thẻ đúng cách cũng là thể hiện bạn yêu công việc tôn trọng công ty. Với một chi phí nhỏ bỏ ra sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn bạn tưởng cho 1 chiếc name tag (* thẻ nhân viên bằng tiếng anh). Đó là lí do tại sao nhiều doanh nghiệp quy định nhân viên bắt buộc phải đeo name tag khi đi làm.

Để Trở Thành Nhân Viên Bán Vé Máy Bay, Bạn Cần Gì?

Hàng năm có hàng tỷ ngưởi người di chuyển bằng máy bay và bạn cũng từng trong số đó? Và để có mặt trên một chuyến bay, bạn sẽ bắt đầu như thế nào? Thật dễ trả lời những câu hỏi này nếu bạn thông qua những nhân viên Ticketing.

Bạn thường xuyên phải nhận điện thoại, trả lời các đơn đặt hàng qua email, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và đưa ra những lời khuyên, những thông tin về các sự chuẩn bị cho chuyến du lịch như hành trình, lịch trình cụ thể, mức chi phí, và các loại yêu cầu cần được đáp ứng. Từ đó đưa ra dự toán chi phí, đặt chỗ và xác nhận và đặt phòng khách sạn theo đúng yêu cầu của khách hàng.

Công việc của các RTA thường lặp đi lặp lại và căng thẳng. Nghe điện thoại, email và giải đáp thắc mắc đến những chi tiết nhỏ hàng ngày, hàng giờ đòi hỏi sự cẩn thận, chi tiết và khả năng giữ cân bằng cao của mỗi Ticketing.

Nhân viên RTA chí ít cũng phải tốt nghiệp PTTH, nhất thiết phải biết sử dụng máy tính và tiếng Anh ở trình độ cơ bản, đó là những yêu cầu đầu tiên.

Thứ hai, tất cả những nhân viên đặt chỗ và vé máy bay đều phải qua một lớp đào tạo của hãng hoặc sẽ được gửi tới các nhà cung cấp hệ thống để được đào tạo. Tại đó, họ được cung cấp các kiến thức cần thiết để trở thành một ticketing chuyên nghiệp.

Thứ ba, RTA làm việc trực tiếp với cộng đồng do đó tính cách thân thiện, nhiệt tình và hoà nhã là rất quan trọng bên cạnh những yêu cầu như cẩn thận, chi tiết, giọng nói dễ nghe.

Ngoài ra, các kỹ năng khác như sử dụng máy tính, kỹ năng giao tiếp và bán hàng, có thể bổ sung trong quá trình làm việc. Những Ticketing giỏi ở Việt Nam, có kinh nghiệm lâu năm sẽ có cơ hội trở thành Ticketing Supervisor đại diện cho một hãng hãng không tại Việt Nam; trở thành quản lý hoặc mở đại lý bán vé riêng.

Hiện tại, ở Việt Nam, có 3 hệ thống phân phối toàn cầu đang được sử dụng. Các đại lý khi tham gia vào các hệ thống phân phối này đều có khả năng khai thác thông tin, đặt chỗ và xuất vé trên hệ thống từ các chuyến bay nội địa đến các chuyến bay quốc tế; đặt chỗ và đặt phòng khách sạn, thuê xe ô tô đưa đón….

– Ticketing làm việc trực tiếp cho các hãng hàng không có nhiệm vụ là đặt và bán chỗ trên những chuyến bay của hãng mình tại Việt Nam; họ được hưởng các điều kiện và chế độ của hãng hàng không đó và không phụ thuộc vào các hệ thống phân phối.

– Ticketing làm việc tại các đại lý du lịch: đối với các đại lý du lịch nhỏ, có thể gọi họ là những nhân viên làm du lịch thì chính xác hơn, vì ticketing chỉ là một nhiệm vụ như một dịch vụ cung cấp thêm cho khách hàng. Với 1 tour du lịch trọn gói, thay vì gọi điện tới các hãng hàng không hoặc đại lý bán vé máy bay khác để đặt chỗ, với hệ thống phân phối toàn cầu, bản thân các đại lý du lịch này hiện nay cũng có thể tự đặt và lấy chỗ cho các hành trình của mình.

Các ticketing cũng là một đối tượng khách hàng chăm sóc đặc biệt của các nhà cung cấp hệ thống phân phối. Tại các thị trường khác nhau, mỗi nhà cung cấp đều có những chính sách riêng nhằm khuyến khích các ticketing sử dụng hệ thống của mình. Các nhà cung cấp hệ thống thường đưa ra những chính sách, quà tặng, dựa trên số lượng hành trình (segment) mà các ticketing đặt trên hệ thống của họ, ngoài ra, họ còn tổ chức các khoá học training về những kỹ năng cần thiết, cung cấp kiến thức thường xuyên, cập nhật những thông tin mới nhất, thậm chí còn tổ chức dưới hình thức một câu lạc bộ dành riêng cho ticketing.

Có thể nói, nghề Ticketing khá áp lực nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Ở Việt Nam, đây vẫn chưa phải là một nghề phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Chị Nguyễn Minh Quế – Helpdesk & Trainning Manager – Galileo Vietnam – một trong ba nhà cung cấp hệ thống phân phối toàn cầu tại Việt Nam nói trên, nhận định: “Đây là nghề có yêu cầu khá cao về tính chi tiết, khả năng giao tiếp và những kỹ năng mềm. Để được đào tạo để trở thành một ticketing không khó nhưng để trở thành một ticketing giỏi không chỉ cần sự nỗ lực chăm chỉ và thành thạo sử dụng hệ thống.

Và khi đã trở thành một ticketing giỏi, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí ticketing tại các hãng hàng không có mặt ở Việt Nam cũng như trở thành một Ticketing Supervisor đại diện của các hãng hàng không khác, những cơ hội đó không nhiều nhưng bạn hoàn toàn có thể nắm được chúng.

Tuy nhiên, xét theo xu hướng thị trường năm nay, do kinh tế khó khăn nên nhu cầu đi lại đặc biệt là đi du lịch của người dân chắc chắn sẽ sút giảm, nên nhu cầu về ticketing mới cũng sẽ giảm. Và đây chính là thời điểm để các RTA tích luỹ thêm kiến thức, nâng cao nghiệp vụ để chuẩn bị cho những cơ hội trong tương lai”.

Theo Dân Trí

Mã Số Nhân Viên Đại Lý Hải Quan

Câu hỏi: 18395:

Chúng tôi ký hợp đồng lao động với nhân viên đã có mã số nhân viên đại lý hải quan nên chúng tôi đã gởi hồ sơ đến Cục Giám sát quản lý để xin cấp đại lý hải quan. Tuy nhiên Cục Giám sát quản lý thông báo mã số nhân viên đại lý hải quan đã được dùng để cấp chứng nhận đại lý hải quan cho công ty A và yêu cầu nhân viên của công ty tôi phải thông báo công ty A gởi bổ sung cập nhật hồ sơ khác thay thế mã số nhân viên này thì công ty chúng tôi mới được dùng mã số của nhân viên này.Hiện tại, công ty A không muốn cập nhật thông tin khác nên chúng tôi không thể xin cấp đại lý hải quan. Xin kính nhờ tư vấn giúp giải quyết vấn đề này.

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY MTV NIỀM TIN

Địa chỉ: Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam – Email : manager@ntlog.com.vn

Vướng mắc nêu trên, Cục Hải quan Đồng Nai có ý kiến trao đổi như sau:

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 10. Thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đã cấp theo mẫu số 09 ban hành kèm Thông tư này trong các trường hợp sau:

…d) Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan chuyển làm việc khác hoặc chuyển sang làm việc cho đại lý làm thủ tục hải quan khác”.

Theo quy định trên, nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan chuyển sang làm việc cho đại lý làm thủ tục hải quan khác sẽ bị thu hồi mã số nhân viên làm thủ tục hải quan đã cấp.

Sau đó, đại lý làm thủ tục hải quan mới sẽ lập hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính.

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.