Top 6 # Xem Nhiều Nhất Khái Niệm Về Đại Lý Du Lịch Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Aaaestheticclinic.com

Khái Niệm Về Du Lịch Và Sản Phẩm Du Lịch

Khái niệm du lịch

Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc: Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. [21]

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. [14]

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. [14]

Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

1.1.2 Khái niệm sản phẩm du lịch

Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: ” Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Từ điển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984).

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. [14]

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.

Các đặc tính của sản phẩm du lịch là :

– Tính vô hình : Sản phẩm DL thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá.

– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng : Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.

– Tính không đồng nhất : Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.

Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.

Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, yếu tố thiên nhiên và quan niệm của các tác giả, có thể kết hợp các yếu tố căn bản để đưa ra các mô hình sản phẩm du lịch chủ yếu : 4S và 3H của Mỹ và mô hình 6S của Pháp.

Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Travel Là Gì? Tất Cả Những Khái Niệm Cần Biết Về Travel

Travel là gì? Travel agent là gì? Travel document là gì? Business travel là gì? Air travel là gì? Travel insurance là gì? Online travel agency là gì?,…..

Là một trong những danh từ chung xuất hiện phổ biến trong những năm trở lại đây vậy Travel là gì? sự khác nhau giữa Travel, Travel document, Business travel,…là gì? Nếu bạn cảm thấy mình còn đang mơ hồ giữa những khái niệm trên thì đừng bỏ lỡ những thông tin mà mình sẽ chia sẻ ngay đây thôi!

Với “Travel” mình thường dùng khi nói về những chuyến du lịch hưởng thụ, có sự nghỉ ngơi và thăm thú.

Travel có giống với Trip?

Trip cũng là một trong những danh từ thường được sử dụng khi nhắc đến những chuyến đi, có thể là đi du lịch, đi phượt,….Tuy nhiên nghĩa đúng của Travel và Trip hoàn toàn không giống nhau.

Trip thường được dùng để nói về những chuyến đi ngắn, chuyến đi trong ngày hay để diễn tả một chuyến đi ngẫu hứng. Ngoài ra người ta cũng có thể hiểu Trip để nói về những chuyến đi du lịch một mình.

Travel có nghĩa là du lịch’

Agent có nghĩa là đại lý, người quản lý,…

Cụm từ “Travel agent” được hiểu là các đại lý du lịch hoặc là người tổ chức tìm địa điểm du lịch, nghỉ ngơi cho những người khác thì đều có thể sử dụng cụm từ Travel agent.

Travel agent thường xuất hiện khi bạn muốn đặt tour hoặc khi đến các đại lý du lịch để đặt vé xe, nhà nghỉ,…..

Travel document là một trong những khái niệm rất mới về Travel mà không phải ai cũng biết. Vậy Travel document là gì?

Travel document là một loại giấy tờ chứng thực du lịch, chứng thư du hành hoặc có thể hiểu Travel document như một dạng giấy thông hành. Ở các quốc gia phát triển bạn có thể sử dụng Travel document để đi làm visa đi du lịch hoặc đi làm việc mà không cần đến hộ chiếu. Tuy nhiên, tại Việt Nam Travel document vẫn còn là một khái niệm mới mẻ và việc cấp Visa cho người có Travel document vẫn còn khá phức tạp.

Business travel thường xuất hiện trong các cửa hàng đồ du lịch, đồ công tác,….Hiểu một cách đơn giản thì Business travel chính là những chuyến đi công tác, đi để làm việc chứ không phải du lịch để nghỉ ngơi.

Air travel có nghĩa là những chuyến đi bằng máy bay, từ này thường được ít sử dụng khi nói về những chuyến đi du lịch mà thường chỉ dùng để nói về cách thức di chuyển trong chuyến đi của bạn.

Travel insurance có nghĩa là bảo hiểm du lịch. Từ khóa này được xuất hiện rất nhiều tại những công ty du lịch. Khi tổ chức bất kỳ một chuyến đi nào, các công ty du lịch đều khuyên khách hàng của mình nên tham gia bảo hiểm du lịch hoặc trong phần chi phí bỏ ra tất cả các hành khách đều phải có một khoản nhỏ được gọi là bảo hiểm du lịch. Việc sử dụng bảo hiểm du lịch sẽ giúp chuyến đi của bạn an toàn hơn, hạn chế được nhiều rủi ro không mong muốn.

Online travel agency là gì?

Online travel agency (OTA) là một trong những cụm từ được sử dụng phổ biến trong những năm trở lại đây. Có nghĩa khá giống Travel agent – Đại lý du lịch. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa Online travel agency và Travel agent chính là “Online”

Hiểu đơn giản, Online travel agency có nghĩa là đại lý du lịch trực tuyến. Các đại lý này không trực tiếp cung cấp dịch vụ nhưng lại liên kết với các công ty có dịch vụ về du lịch và được hưởng chiết khấu.

Một số đại lý đang hoạt động dạng Online travel agency tại Việt Nam như Ivivu (đại lý đặt phòng trực tuyến), mytour.vn,….

Bài viết sẽ liên tục được cập nhật khi có thêm những khái niệm mới. Rất mong nhận được đóng góp và đánh giá của các bạn! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Rủi Ro Và Những Khái Niệm Liên Quan Trong Bảo Hiểm

Rủi ro là khái niệm đầu tiên cần đề cập khi nói về bảo hiểm vì rủi ro và bảo hiểm gắn liền với nhau như hình với bóng, có rủi ro mới có bảo hiểm. Vậy rủi ro là gì?

Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.

Nhìn chung, rủi ro là nguyên nhân khách quan và không lường trước được ở bốn khía cạnh thể hiện trong định nghĩa trên. Việt Nam thường hay có bão vào mùa hè tại miền Bắc và miền Trung nhưng không lường trước được một cách cụ thể nơi và thời gian xảy ra bão, cường độ của nó và thiệt hại do nó gây ra. Cho nên bão là một rủi ro. Có loại rủi ro gây thiệt hại cho tài sản này nhưng không gây thiệt hại cho tài sản khác, như mưa đá, mưa rào, úng, hạn tác động khác nhau đến các loại cây trồng khác nhau. Như vậy, những gì con người cố ý gây ra cho chính mình, những gì lường trước được về không gian và thời gian xảy ra không phải là rủi ro.

2.Mức độ rủi ro: Sẽ không đúng nếu cho rằng tất cả mọi rủi ro đều có khả năng phát sinh như nhau và gây tác hại như nhau. Một ngôi nhà xây gần sông và một ngôi nhà xây cách xa sông thì nguy cơ bị rủi ro lũ lụt của hai ngôi nhà là khác nhau. Nhưng nếu ngôi nhà gần sông có trị giá chỉ bằng 1/20 ngôi nhà xa sông thì nếu xảy ra lũ lụt mức độ thiệt hại của ngôi nhà xây xa sông có thể vẫn lớn hơn.

* Để đánh giá một rủi ro, người ta dùng 2 tiêu thức:

– Tần suất xuất hiện rủi ro: là số lần có thể xảy ra rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định hay là khoảng cách thời gian trung bình giữa các lần rủi ro xuất hiện. Ví dụ, cứ 30 năm xuất hiện một đợt lũ mấp mé đê sông Hồng tại Hà Nội. Như vậy tần suất xuất hiện rủi ro là cứ 100 năm thì có trên 3 lần xuất hiện lũ lớn mấp mé đê sông Hồng. Nếu khoảng thời gian xem xét càng dài thì rủi ro xảy ra càng nhiều.

– Mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay tính khốc liệt của tổn thất. Tổn thất là hậu quả của rủi ro. Đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro khác nhau thì tổn thất gây ra cũng khác nhau. Giá lạnh có thể gây tổn thất cho loại cây trồng này nhưng không gây thiệt hại cho loại cây trồng khác.

* Tổn thất có nhiều dạng:

– Tổn thất về vật chất, tổn thất về thu nhập: Tổn thất về vật chất và tổn thất về thu nhập, có thể đo lường được và có thể bù đắp được, có thể sửa chữa, khôi phục, thay thế. Vì vậy, bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất vật chất, tổn thất về thu nhập,

– Tổn thất về tinh thần tình cảm, như mất đi một người ruột thịt, mất đi một tập ảnh cưới là những tổn thất khó đo được giá trị cũng như khó có cách nào bù đắp được.

– Tổn thất về tính mạng, sức khoẻ con người: Tổn thất về tính mạng và sức khỏe con người không có gì đo được và không thể lượng hoá giá trị bằng tiền. Tuy nhiên, người ta có thể thoả thuận với nhau số tiền bảo hiểm sẽ trả trong trường hợp chết người, mất chân, mất tay v.v…, Có thể lượng hoá được sức khỏe con người bằng tỷ lệ % mất khả năng lao động.

Ngoài ra, tổn thất có thể không đáng kể hoặc lớn tới mức người ta không thể đánh giá được giá trị thiệt hại của chúng. Đối với tổn thất không đáng kể, người được bảo hiểm có thể tự khắc phục được bằng khả năng tài chính của mình. Họ sẽ tự bảo hiểm và chỉ tham gia bảo hiểm những tổn thất lớn hơn. Mức độ nghiêm trọng của tổn thất cũng rất khác nhau. Có những tổn thất lớn tới mức một doanh nghiệp bảo hiểm riêng lẻ hoặc nhiều doanh nghiệp phối hợp với nhau cũng không thể bù đắp được. Những rủi ro như vậy thường bị loại trừ, không nhận bảo hiểm, mà thường được xử lý bằng các biện pháp của Chính phủ, của toàn xã hội.

* Mối quan hệ giữa tần suất và tính nghiêm trọng của rủi ro.

Có những rủi ro tần suất xuất hiện thấp và không nghiêm trọng, chẳng hạn như người đi bộ trên vỉa hè ít gặp tai nạn, nếu có vấp ngã thì thiệt hại không đáng kể. Những rủi ro như vậy, người ta thường không có nhu cầu bảo hiểm.

Có những rủi ro tần suất xuất hiện cao, tính khốc liệt thấp. Ví dụ, những vụ tai nạn giao thông nhỏ xảy ra rất nhiều nhưng thiệt hại về người và tài sản không đáng kể. Người có lỗi chỉ cần ngỏ lời xin lỗi và hai bên có thể chia tay.

Ngược lại, có những rủi ro tần suất xuất hiện thấp nhưng tính khốc liệt cao. Ví dụ như tai nạn máy bay có tần suất xuất hiện không cao, nhưng thiệt hại gây ra có thể rất lớn, bao gồm thiệt hại về máy bay, hành khách chuyên chở trên máy bay và có thể cả người và tài sản trên mặt đất. Mặt khác, có những rủi ro tần suất xuất hiện cao và tính khốc liệt cũng cao.Ví dụ như các công trình xây dựng nằm cận kề bên dòng suối dễ bị lũ quét tàn phá, cây trồng trên cánh đồng trũng dễ bị mưa làm úng ngập. Nhận bảo hiểm loại rủi ro này là một sự mạo hiểm đối với các doanh nghiệp bảo hiểm.

Tóm lại: Đánh giá tần suất xuất hiện và tính nghiêm trọng của rủi ro là cần thiết để có phương án bảo hiểm thích hợp. Điều này không những có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.

Một rủi ro khi áp vào một đối tượng cụ thể nào đấy thì luôn luôn gồm có 2 phần: rủi ro gốc và tính tiết rủi ro. Ví dụ: khi nói bảo hiểm rủi ro lũ lụt cho một ngôi nhà thì rủi ro đó gồm 2 phần: một phần là rủi ro gốc và một phần là tình tiết rủi ro. Rủi ro gốc ở đây là lũ lụt.

Tình tiết rủi ro: là những yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm nhẹ rủi ro, cả về tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng. Có hai loại tình tiết rủi ro:

Khi khai thác bảo hiểm, chính là phải xem xét kỹ các tình tiết rủi ro. Còn rủi ro gốc là chuyện đương nhiên. Phí bảo hiểm của một rủi ro nào đấy phụ thuộc khá nhiều vào tình tiết rủi ro.

– Rủi ro tài chính là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể đo được bằng tiền. Tài sản bị hư hỏng sẽ dẫn đến thiệt hại về tài chính, đó là chi phí khôi phục, sửa chữa tài sản, chi phí thay thế bộ phận tài sản bị hỏng, chi phí mua tài sản khác tương tự thay thế tài sản đã bị hư hại, thiệt hại do gián đoạn kinh doanh.

– Rủi ro phi tài chính là những rủi ro không đo được bằng tiền. Ví dụ, bạn mua một cái xe máy hay đặt một món ăn không hợp sở thích. Đây cũng có thể coi là một rủi ro nhưng hậu quả của nó không gây thiệt hại tài chính, mà chỉ làm cho bạn cảm thấy không hài lòng. Điều này cũng có thể xảy ra khi chọn vợ, mua nhà v.v… Đó là những rủi ro phi tài chính.

– Rủi ro thuần tuý là những rủi ro chỉ có thể dẫn đến thiệt hại hoặc may mắn lắm là hoà vốn, không có nhân tố kiếm lời ở bên trong. Hậu quả của nó chỉ có thể là không may đối với chúng ta, không may ít hoặc không may nhiều chứ không thể có chuyện có lãi. Loại rủi ro này bao gồm rủi ro tai nạn giao thông, cháy nhà, mất trộm tài sản, bị tai nạn lao động v.v..

– Rủi ro đầu cơ là những rủi ro có nhân tố kiếm lời ở bên trong. Đầu tư vào cổ phiếu là một ví dụ. Việc đầu tư này có thể bị lỗ hoặc hoà vốn, nhưng mục đích của nó là kiếm lời. Kinh doanh chứng khoán, đầu cơ nông sản thực phẩm, đầu cơ tích trữ hàng hoá khác thuộc loại rủi ro này.

– Rủi ro chung là những rủi ro nằm ngoài vòng kiểm soát và gây hậu quả cho rất nhiều người, cho xã hội nói chung. Bao gồm các thảm họa thiên tai như động đất, lũ lụt, núi lửa phun, thường xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại cho nhiều người. Vì vậy người ta cho rằng việc khắc phục loại rủi ro này là trách nhiệm của toàn xã hội, thậm chí phải cần đến trợ cấp của Chính phủ và Quốc tế. Các doanh nghiệp bảo hiểm không đủ sức gánh vác.

– Rủi ro riêng là những rủi ro chỉ gây thiệt hại cho một hoặc một số ít người. Những rủi ro này thường mang tính chất cá nhân cả về nguyên nhân lẫn hậu quả. Đó là những rủi ro hoả hoạn, trộm cướp, thương tích, chết người …

Không phải rủi ro nào cũng có thể được bảo hiểm. Cơ chế chuyển giao rủi ro cũng có những hạn chế của nó, chẳng hạn, sẽ không sáng suốt nếu để cho người ta hưởng lợi từ những hành động phạm tội của mình. Cũng sẽ không đúng nếu để cho một người nào đó mua bảo hiểm cho ngôi nhà hàng xóm, sau đó đốt ngôi nhà đó để nhận tiền bồi thường. Dù không có ý định phạm tội thì cũng sẽ không đúng nếu để cho một người nào đó được lợi từ việc cháy ngôi nhà hàng xóm trong khi người đó không hề có quyền lợi gì trong ngôi nhà bị cháy.

Vì vậy, cần phải có một vài ý niệm về cái có thể được bảo hiểm và cái không thể được bảo hiểm. Chúng ta sẽ hiểu được điều đó khi xem xét các đặc tính và tính chất của những rủi ro có thể được bảo hiểm. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần nêu lên là không nên giáo điều vì ranh giới của những rủi ro có thể được bảo hiểm và những rủi ro không thể bảo hiểm có thể thay đổi… Thế giới kinh doanh không phải là một môi trường tĩnh. Nó có thể thay đổi để điều chỉnh các tình huống theo ý muốn, cái mà ngày hôm nay coi là không thể được bảo hiểm thì ngày mai lại có thể trở thành cái có thể được bảo hiểm.

Tuy nhiên, một rủi ro có thể được bảo hiểm phải hội đủ những đặc tính sau đây:

* Tổn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên

Một sự kiện có thể được bảo hiểm phải là hoàn toàn ngẫu nhiên đứng trên góc độ của người được bảo hiểm. Không thể nào bảo hiểm một sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra bởi vì nó không mang tính chất ngẫu nhiên và do đó việc chuyển giao rủi ro sẽ không xảy ra. Như vậy, không thể bảo hiểm những gì chắc chắn xảy ra như những hỏng hóc do hao mòn tự nhiên gây ra. Cũng không thể bảo hiểm những gì người được bảo hiểm cố ý gây ra. Những hành động cố ý của người khác sẽ không mặc nhiên bị loại trừ nếu như nó là hoàn toàn bất ngờ đối với người được bảo hiểm. Có một điểm nằm ngoài quy tắc này, đó là rủi ro chết. Rủi ro này chắc chắn sẽ xảy ra nhưng vẫn là rủi ro có thể được bảo hiểm. Tuy nhiên thời điểm xảy ra cái chết phải là bất ngờ.

* Phải đo được, định lượng được về tài chính

Ý nghĩa của bảo hiểm chính là ở chỗ nó phát huy tác dụng như một cơ chế chuyển giao rủi ro và bù đắp về tài chính cho những rủi ro xảy ra. Bảo hiểm không thể loại bỏ được rủi ro, nhưng nó có trách nhiệm bảo vệ về mặt tài chính để đối phó với hậu quả của những tổn thất xảy ra. Nếu như vậy thì rủi ro được bảo hiểm phải có thể dẫn đến một tổn thất có thể đo được bằng các công cụ tài chính (tiền). Điều đó có thể dễ thấy trong các trường hợp tổn thất tài sản. Giá trị bằng tiền bị mất của tài sản là có thể đo được, và như vậy theo các điều kiện bảo hiểm, nó phải được bồi thường. Giá trị chính xác của tổn thất sẽ không thể biết được ngay từ đầu khi ký hợp đồng bảo hiểm, nhưng sẽ xác định được sau khi tổn thất đã xảy ra.

* Phải có số lớn

Nếu số lượng đối tượng hứng chịu cùng một rủi ro đủ lớn thì người bảo hiểm có thể dự đoán trước được mức độ tổn thất mà họ có thể phải chịu. Nếu số đối tượng hứng chịu rủi ro cùng loại không đủ lớn (không có số lớn) thì nhiệm vụ sẽ khó khăn hơn nhiều và việc tính toán số phí bảo hiểm cần thu sẽ chỉ là sự phỏng đoán có thông tin chứ không thể là sự tính toán chính xác bằng toán học. Trong những trường hợp như vậy, người bảo hiểm có thể thận trọng hoặc không thận trọng khi tính phí bảo hiểm, nhưng để bảo đảm an toàn, chắc chắn anh ta sẽ cố gắng thu phí bảo hiểm rất cao để đủ bù đắp tổn thất trong những trường hợp xấu nhất. Yếu tố cạnh tranh sẽ rơi xuống hàng thứ hai. Tuy nhiên trong thực tế đôi khi người ta vẫn nhận bảo hiểm cả những rủi ro không đủ số lớn, như các vệ tinh phóng lên vũ trụ.

* Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội

Nguyên tắc chung được pháp luật công nhận là hợp đồng ký kết không được trái với cái mà xã hội cho là chuẩn mực đạo đức và lẽ phải. Chẳng hạn hợp đồng giết người là không thể chấp nhận được. Cũng không thể chấp nhận các hợp đồng cố ý huỷ hoại hoặc lấy cắp tài sản của người khác. Nguyên tắc không trái với chuẩn mực đạo đức cũng được áp dụng với các hợp đồng bảo hiểm. Không thể chấp nhận bảo hiểm rủi ro của một vụ phạm pháp không thành. Chẳng hạn, xã hội không thể chấp nhận ý tưởng kẻ trộm có thể ký hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường những tài sản không lấy trộm được do bị cảnh sát bắt khi đang hành động. Ví dụ này có thể hơi xa thực tế, nhưng nếu là rủi ro bị phạt tiền thì sao? Một người có thể lái xe vào đường cấm và bị phạt. Người đó đúng là có quan hệ tài chính với khoản tiền phạt và lập luận rằng tổn thất này cũng là bất ngờ đối với anh ta. Tuy nhiên xã hội không thể chấp nhận một người tránh được hình phạt bằng cách ký hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, nó ra đời để phục vụ nhu cầu của khách hàng và những nhu cầu đó có thể thay đổi. Dịch vụ mà ngành bảo hiểm cung cấp tạo ra một cơ chế chuyển giao rủi ro. Nhưng tính chất của rủi ro có thể thay đổi với thời gian. Những sản phẩm mới, những quá trình công nghệ và hệ thống công nghiệp mới có thể làm xuất hiện những hình thức rủi ro mới mà khách hàng, dù là doanh nghiệp hay tư nhân, thấy cần phải được bảo hiểm.

Cần phân biệtrủi ro có thể được bảo hiểm và rủi ro được bảo hiểm.

Một rủi ro muốn được bảo hiểm hay được nhận bảo hiểm thì trước hết phải là rủi ro có thể được bảo hiểm. (Rủi ro có thể được bảo hiểm đã trình bày ở phần trên).

* Rủi ro được bảo hiểm: là những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Nếu những rủi ro này xảy ra sẽ gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Rủi ro được bảo hiểm có thể bao gồm: rủi ro tài chính, rủi ro thuần tuý, rủi ro riêng. Thông thường các rủi ro phi tài chính, rủi ro đầu cơ và rủi ro chung bị loại trừ, không thuộc rủi ro bảo hiểm. Tuy nhiên, không thế giáo điều vì quan điểm của thị trường bảo hiểm lúc này hay lúc khác có thể thay đổi.

Rủi ro được bảo hiểm thường được nêu trong quy tắc bảo hiểm hoặc điều khoản bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm. Nhưng trong nhiều trường hợp, đơn bảo hiểm chỉ liệt kê những rủi ro bị loại trừ, những rủi ro không bị loại trừ mặc nhiên là những rủi ro được bảo hiểm.

* Rủi ro loại trừ: bao gồm những rủi ro mà người bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm, không chấp nhận bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm nếu chúng xảy ra.

Các rủi ro loại trừ: có thể cũng không cố định, lúc thế này lúc thế khác tuỳ theo quan điểm của nhà bảo hiểm. Nhưng cũng có những rủi ro dứt khoát bị loại trừ như hành vi cố ý của người tham gia bảo hiểm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể mở rộng diện các rủi ro bị loại trừ để thu hẹp phạm vi bảo hiểm, làm cho sản phẩm bảo hiểm phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của đối tượng bảo hiểm, hoặc để giảm bớt phí bảo hiểm cho phù hợp với khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm.Muốn được bảo hiểm thêm rủi ro loại trừ, người tham gia bảo hiểm cần được sự chấp nhận của doanh nghiệp bảo hiểm và phải trả thêm phí, và rủi ro loại trừ này trở thành rủi ro được bảo hiểm.

Du Lịch Trung Quốc: Kinh Nghiệm Du Lịch Lệ Giang Tự Túc 14 Ngày

Lệ Giang là một địa điểm nằm ở phía tây bắc của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Với khung cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng cùng với những kiến trúc xây dựng cổ xưa, nơi này trở thành địa điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Lệ Giang được hòa quyện giữa hơi thở của núi rừng cùng khung cảnh của những dòng sông xanh biếc tạo nên một thiên đường nghĩ dưỡng cho những người yêu thích thiên nhiên. Trong bài viết này mình xin được chia sẽ đến các bạn kinh nghiệm du lịch Lệ Giang. Lộ trình: Lệ Giang – Shangrila- Á Đinh – Đại Lý – Côn Minh

Chuyến đi du lịch Lệ Giang của bọn mình hơi dài so với dự định ban đầu. Vốn dĩ team mình chỉ định đi khoảng 6N5Đ như bên tour họ đi thui cơ mà sau đi đọc bài viết của 1 chị nào đó trong hội review du lịch nên team mình đã quyết định kéo dài lịch trình lên 14 ngày( gấp đôi so với dự định ban đầu) để đi thêm 1 địa điểm nữa.

Thời gian: 8/4 – 20/4

Team mình gồm 4 thành viên: 2 chị sinh năm 88 ( 1 chị đã có chồng con), 1 chị sinh năm 94 và là bé nhất 96.

Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Lệ Giang tự túc:

Visa du lịch: 60 USD ( làm trực tiếp tại đại sứ quán HN)

Đổi tiền: Mình đổi 8000 tiền mặt( tỷ giá 3,425) và để hết trong thẻ ngân hàng, ko cầm theo đồng tiền mặt nào vì tính hay quên, sợ vứt đâu đó thì khổ. Với lại qua đó chỉ cần có điện thoại quẹt wechat hay alipay đều rất tiện

Mỹ phẩm: bên đó thời tiết khá hanh khô nên các bạn nhớ mang nhiều kem nẻ, lotion, dưỡng ẩm và đặc biệt là ko thể thiếu son dưỡng nha.

NGÀY 1: HÀ NỘI- HÀ KHẨU- LỆ GIANG * 9h sáng team mình có mặt tại bến xe Mỹ Đình, đi xe Hà Sơn Hải Vân xuất phát đi Lào Cai, khoảng 13h có mặt tại cửa khẩu Hà Khẩu làm thủ tục * Làm thủ tục xog bắt taxi xe đi ga Hà Khẩu ( 河口北站)đi mất 20 phút. Đến nơi, xuất trình xác nhận vé + hộ chiếu để lấy vé lên tàu, 17h30 xuất phát đi Lệ Giang.

* 9h00 sáng: Đến nơi, nhận phòng, bắt đầu lịch trình tham quan thành cổ Tham quan Quảng trường Ngọc Hà Bánh xe nước lớn Mộc Phủ ( vé 40 tệ/ người) Đường Tứ Phương * 11h00: đi ăn trưa, quay về check in khách sạn, nghỉ ngơi * 12h30: tiếp tục tham quan thành cổ Đại Nghiên cổ trấn 18h00: đi ăn tối, lượn thành cổ về đêm Ở tại khách sạn 丽江古城芸栖客栈 giá 88 tệ/ đêm/ 2 người +Khách sạn mình thuê ở trong thành ngay gần cửa Nam, khu vực này ít đồ ăn uống nhưng đc cái gần chợ, dễ đi lại, đưa đón cũng tiện + Điểm cộng cho khách sạn: anh chủ siêu nhiệt tình, tốt bụng, đẹp trai.

Có chút vấn đề nhỏ như m đã nói trước đó là khi thuê khách sạn nên check lại xem bên đó họ có tiếp khách nước ngoài ko, vì nhiều khi đặt trên app hay bị lỗi hoặc khách sạn họ để sai thông tin. Team mình đặt khách sạn từ rất lâu rùi, thậm chí còn dời ngày mà tên đặt bằng tên theo hộ chiếu ( tên khách nước ngoài) mà đến trước hôm nhận phòng gọi cho bên khách sạn họ kêu ko biết, ko nhận khách nước ngoài  . Cũng may có anh chủ khách sạn Lệ Giang nhiệt tình gọi điện check chiếc các thứ cho mình nên mình mới biết, xog m nhờ a ý đặt hộ khách sạn ở Shangrila luôn, giá 60 tệ/ đêm/ 2 người, ở ngay trong trấn rất tiện.

* 8h00 sáng team mình dậy bắt taxi đi tu viện Songzanlin, hết 10 tệ mỗi người. * Ra xếp hàng mua vé, giá vé vào cổng Tu viện ( ko bao gồm hướng dẫn viên) là 75 tệ/ người, có xe bus đưa từ cổng vào vào tận cửa Tu viện. Tu viện tuy trông bé cơ mà team mình đi mất hơn nửa ngày vẫn chưa đi hết Tu viện. Mình khuyên mọi người nên dành ra 1 ngày đi tham quan để thấy hết đc vẻ đẹp của Tu Viện. * Tham quan tu viện xog các bạn có thể đi ra phía hồ đối diện tu viện, nơi có con đường chụp hình cực đẹp có thể chụp được toàn cảnh Tu viện từ xa. Đến khoảng 15h00 team mình bắt xe bus quay về cố trấn ăn uống, nghỉ ngơi(giá vé 2 tệ/ người, bến xe ngay cổng tu viện). Tối dậy đi ngắm cảnh cổ trấn về đêm và tiếp tục đánh chén món Lẩu bò Yak.

* Khoảng 7h sáng team mình xuất phát đi cung dài và 1 lần nữa a lái xe lại phải đến đón bọn mình đi. Lần này team mình chỉ có mình và 2 chị nữa đi, 1 chị ốm nằm nghỉ tại khách sạn (một phần cũng vì sợ phản ứng độ cao). * 8h sáng team mình có mặt tại quầy vé, lần này đi mình ko mất thêm tiền mua vé nữa mà chỉ phải trả 30 tệ/ người tiền vé quay lại ngày hôm sau + xuất trình ảnh đã chụp hôm trước đó tại khu cảnh quan, sau đó lên xe di chuyển 1 tiếng để đến khu chung chuyển. * 9h có team mình bắt đầu đi cung dài. Cung dài gồm đoạn đường từ khu đồng cỏ Chonggu- chăn thả Luorong- hồ sữa- hồ ngũ sắc- vài hồ nhỏ nữa. Đoạn đường từ khu đồng cỏ Chonggu đến khu chăn thả Luorong dài 8km và team mình quyết định thuê xe điện khứ hồi (1 chiều 50 tệ, khứ hồi 80 tệ/ người). * Từ khu chăn thả Luorong đến mấy hồ còn lại dài 6km và team mình quyết định đi bộ. Đây là lần đầu tiên trong đời m đi bộ quãng đường dài như vậy, tổng cả đi cả về ~12km, đường bằng thì ít mà leo núi thì nhiều, càng leo càng thấy núi, mà càng lên núi cao thì lại càng mệt vì rét và thiếu oxi @@. Do càng lên cao càng lạnh và bọn mình đi 3 người ko mang bình oxi nên trong team có chị chảy máu mũi be bét do phản ứng cao nguyên, chị còn lại thì đau đầu.

NOTE: các bạn sau đi cung ngắn hay cung dài mình khuyến cáo mang cái balo nhỏ đựng ít đồ ăn kẹo bánh + cơm hộp tự nấu đề phòng lên cao nhỡ đói hay tụt huyết áp vẫn còn có ít đồ lấy ra chống đỡ) Khoảng 5 rưỡi chiều team mình mới quay trở về được khu xe điện Luorong. Từ khu xe điện Luorong về đến cổng vé mất thêm 1 tiếng rưỡi nữa đến khoảng 7h tối team mình mới về đến khách sạn ăn uống ngủ nghỉ.

* 8h30 bọn mình bắt taxi đi Tây Hoa Viên, chiều đi hết 28 tệ ( thực chất chỉ hết 18 tệ thôi mà vì m ko để í nên đưa ngta 28 tệ lun). Lời khuyên cho những bạn đi sau: thời điểm này hoa đào ở Tây Hoa Viên đã rụng hết rùi nên gần như chả còn gì để ngắm, bọn mình chơi đc 1 lúc rồi đi ăn loanh quanh tại đó sau đó bắt taxi ra về. Chiều về hết 18 tệ * Chiều khoảng 14h, bọn mình đi dạo phố đi bộ 南屏街 (NANPINGJIE), ngồi xe bus chuyến số 75 đi. 南屏街 (NANPINGJIE) là khu phố mua sắm nổi tiếng ở đây, tập hợp đủ mọi loại hàng hóa với nhiều mức giá. Nếu bạn nào muốn mua hàng cao cấp có thể vào trung tâm mua sắm, còn nếu các bạn muốn tìm hàng mức giá bình dân thì xuống tầng hầm ghé khu 淘宝街 (TAOBAOJIE). Ngoài ra thì ở đây có rất nhiều cửa hàng đồng giá 10 tệ, có nhiều đồ khá hay. Bọn mình chơi ở đây đến 9h tối mới bắt đầu di chuyển về khách sạn (chiều về gần nên bọn mình chọn đi bộ về khách sạn).

* Khoảng 10h team mình trả phòng và bắt taxi ra bến tàu Côn Minh 昆明站 (KUNMINGZHAN)lấy vé. (Vé chiều về bọn mình mua vé ngồi cứng giá 55 tệ), 11h20 lên tàu về Hà Khẩu, khoảng 17h00 giờ TQ (tức 16h00 tại Việt Nam) tàu về đến ga Hà Khẩu, tiếp tục bắt taxi về cửa khẩu làm thủ tục (giá 25 tệ/ xe). * Làm thủ tục xong bọn mình ra văn phòng xe Hà Sơn Hải Vân ngay gần đó mua vé quay về Hà Nội (giá vé 230k/ người), xe đi khoảng 5 tiếng về đến Hà Nội

Nguồn:Trần Thái Ngọc